Kinh nghiệm mua tủ lạnh bạn đã biết chưa

188 lượt xem
Đánh giá bài viết:
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Kinh nghiệm mua tủ lạnh bạn đã biết chưa

Tủ lạnh thường được chia theo công dụng làm lạnh, và người ta thường chia tủ ra làm 2 loại:

Loại không bám tuyết (hay còn được gọi là loại làm lạnh trực tiếp):

Hầu hết các nhà sản xuất đang có mặt tại thị trường Việt Nam đều có đủ cả 3 loại sản phẩm cho người tiêu dùng dễ dàng chọn lựa. Tủ không bám tuyết là loại tủ được làm lạnh từ các vỉ lạnh trực tiếp, hơi lạnh trong tủ này sẽ được tập trung vào một chỗ và tuần hoàn hơi lạnh tới các ngăn của tủ thông qua đối lưu nhiệt. Chúng có ưu điểm là làm đông đá nhanh, nhiệt độ ngăn đông thường từ -180C đến -270C.
Hiện nay, tủ làm lạnh trực tiếp thường có đủ các kích cỡ từ 85 lít (loại tủ nhỏ) cho đến 200 -300 lít (loại tủ lớn). Ngày nay một số loại tủ có chức năng làm lạnh trực tiếp thường được tráng thêm một lớp men bao kín bên trong tủ. Đặc điểm này không chỉ giúp cho tủkhông bị bám tuyết mà còn làm cho chúng có thêm một ưu điểm là không làm tràn nước dù có sử dụng chức năng xả đá tự động hay không.

Loại làm lạnh trực tiếp (làm lạnh gián tiếp):

Đây là loại tủ có chức năng làm lạnh bằng phương pháp tuần hoàn không khí, hơi lạnh được đảm bảo như nhau ở các ngăn chứa thực phẩm. Do đó, hiệu suất làm lạnh của loại tủ này cũng tốt hơn so với loại làm lạnh trực tiếp do được làm lạnh đều và đồng nhất. Hầu hết các loại tủ làm lạnh gián tiếp hiện nay đều được lắp đặt hệ thống xả đá tự động, thời gian xả đá tự động thông thường được lập trình khoảng 5 – 45 tùy theo từng loại tủ tuyết bám nhiều hay ít, và chu kỳ chờ đông đá để tự xả là 8h/1 lần. Tuy nhiên, chúng lại có một nhược điểm là khi xả đá máy tự tắt và khởi động lại từ đầu. Nếu như thế quá trình khởi động sẽ làm giảm tuổi thọ của tủ đồng thời không tiết kiệm được điện năng. Ngoài ra hãy cùng https://baohanhkhanhhien.com xem thêm các tiêu chí lựa chọn sau:

Chọn mua tủ theo giá tiền!

Dưới 3 triệu đồng:

Tuy mặt hàng tủ lạnh phong phú hơn rất nhiều, nhưng với số tiền này khó mà có thể mua được một chiếc tủ lạnh vừa ý với các tính năng đa dụng hiện nay. Với 3 triệu đồng bạn chỉ có thể làm chủ một chiếc tủ của các nhà sản xuất như Sony, Samsung, Daewoo, … có dung tích dưới 150 lít. Người ta thường sử dụng loại tủ này cho những gia đình độc thân hoặc các phòng nghỉ của nhà nghỉ hay khách sạn. Chúng có thời gian cũng như dung lượng sử dụng không nhiều, không cần quá nhiều tính năng cũng như nhiều ngăn chứa thực phầm.

Dưới 5 triệu đồng:

Mức tiền này phù hợp với phần lớn loại tủ mà các gia đình đang sử dụng hiện nay. Đây cũng chính là dòng sản phẩm được các nhà sản xuất quan tâm hơn cả nên cũng có nhiều kiểu dáng, chủng loại hơn để bạn lựa chọn. Từ những sản phẩm của các nhà sản xuất danh tiếng như Sony, Electrolux, Hitachi đến LG, Samsung, Mitsubishi, Hanel…

Phần lớn những sản phẩm này có dung tích tủ từ 150 – 200 lít, có chức năng làm mát, làm đông nhanh, một vài sản phẩm có chế độ xả đá tự động, có độ ồn thấp, tiết kiệm nhiên liệu và đặc biệt kiểu dáng và màu sắc của tủ được cải tiến khá nhiều.

Dưới 10 triệu đồng:

Dòng sản phẩm này thường hội đủ các chức năng ưu việt của loại tủ mới nhất hiện nay, nhưng do giá cả không phù hợp với các gia đình nên đối tượng khách hàng chính của loại tủ này mà nhà sản xuất hướng tới là các nhà hàng, cửa hàng nước giải khát.

Từ 2000 USD trở lên:

Đó chính là loại tủ kỹ thuật số (tủ đa chức năng) hay còn được xem là các “siêu thị tại gia”. Tuy chưa được giới thiệu nhiều cũng như không phù hợp vơi túi tiền của nhiều gia đình nhưng nhờ những tính năng được ứng dụng kỹ thuật số như: bấm nút điều khiển tự động; có lắp màn hình tinh thể lỏng; có chế độ xả đá tự động, có chức năng như một bình chứa nước thông qua một máy bơm mini… Mới chỉ có một vài nhà sản xuất danh tiếng như LG, Plasonic, Samsung, … có sản phẩm giới thiệu tới người tiêu dùng. Còn các nhà sản xuất trong nước hiện vẫn đang chạy đua với các công ty liên doanh bằng những sản phẩm tủ lạnh thông thường.

Chọn mua và sử dụng
1. Chọn kiểu tủ lạnh:

Trên thị trường có 2 loại: tủ lạnh nén cơ điện và tủ lạnh hấp thu; thông thường dùng loại nén cơ điện tốt hơn vì tiêu thụ điện năng ít, nhiệt độ làm lạnh cao, tính năng làm lạnhtốt, tuổi thọ dài. Tủ lạnh hấp thu có thể dùng thanh điện nhiệt, làm lạnh bằng cách cấp nhiệt thể dùng hơi than và ga thiên nhiên để làm lạnh. Tủ lạnh này sử dụng ở những nơi không có điện hoặc thiếu điện và hơi đốt lại dồi dào giá rẻ.

2. Chọn dung tích

Căn cứ vào mức sống hiện nay trong các gia đình, thông thường mỗi người cần khoảng 20 đến 25 lít dung tích, cộng thêm 25 lít phụ trợ. Thí dụ, một gia đình có 4 nhân khẩu thìmua tủ lạnh có dung tích 4 x 25 + 25 = 100 + 25 = 125 lít, tức là mua tủ lạnh có dung tích khoảng từ 125 lít đến 150 lít là vừa. Ngoài ra, còn phải suy tính đến khí hậu từng vùng, ở miền Nam nên mua tủ lạnh to hơn một chút, ở miền Bắc xứ lạnh mua loại tủ lạnh nhỏ hơn.

3. Kiểm tra bề ngoài

Bề mặt tủ bằng phẳng bóng nhẵn, lớp sơn đều đặn và chắc bền. Lớp vỏ bên trong tủthường dùng các vật liệu nhựa, Pôliêtilen cũng phải bóng nhẵn chắc chắn không có vết nứt. Các giá đỡ phải hoàn hảo không biến dạng.

4. Độ kín trong tủ

Nếu tủ lạnh không kín sẽ gây hậu quả không tốt, không khí lạnh thoát ra ngoài, làm cho tủ lạnh mất nhiệt, hiệu quả làm lạnh thấp. Khi gặp khí ẩm của mùa ẩm ướt sẽ đông lại thành các hạt sương làm mọt gỉ tủ lạnh. Phương pháp kiểm tra độ kín của tủ lạnh có thể quan sát bằng mắt, nếu mắt thường cũng phát hiện ra thì chỗ hở tới mức nghiêm trọng. Nếu mắt thường không thấy, lấy một tờ giấy tương đối dai để ở các góc khác nhau song đóng cửa tủ lại và kéo giấy ra xem giấy có bị kẹp chặt không. Nếu kẹp càng chặt tức là cửa đóng càng kín. Ngoài việc kiểm tra độ kín, còn kiểm tra trục quay của cánh cửa có trơn chu linh hoạt hay không, khi mở cửa lực kéo từ 1 đến 7kg là vừa phải.

5. Chọn mức độ làm lạnh

Tủ lạnh thuộc thứ hạng cao hay thấp, thường lấy tiêu chuẩn làm lạnh của ngăn đông lạnh đạt đến mức độ nào, được đánh giá và ký hiệu bởi hình *, số lượng càng nhiều thì mức độ lạnh càng cao.

Tiêu chuẩn của Bộ công nghiệp nhẹ Trung Quốc quy định: Nếu kí hiệu 1 sao * biểu thị nhiệt độ không cao hơn -60C, bảo quản thực phẩm đông lạnh khoảng 1 tuần lễ. Nếu kí hiệu là 2 sao ** thì nhiệt độ đông lạnh không cao hơn -150C, thực phẩm đông lạnh bảo quản trong 1 tháng. Nếu kí hiệu 3 sao *** biểu thị đông lạnh ở nhiệt độ không cao hơn -180C, thời gian bảo quản thực phẩm là 3 tháng.

Thông thường, tủ lạnh gia đình dùng loại tủ 2 sao đến 3 sao là vừa phải. Thực tiễn cho thấy, không phải tủ càng lạnh thì bảo quản thực phẩm càng tốt mà cần đặt ở độ lạnh thích hợp, hơn nữa cấp sao càng nhiều thì giá tủ lạnh càng đắt và lượng tiêu thụ điện càng lớn.

6. Chọn hệ thống xả tuyết

Trong tủ lạnh thường có hơi nước tồn động trong không khí và toả ra từ thực phẩm để trong tủ. Hơi nước đó gặp lạnh đọng thành lớp sương tuyết trong tủ lạnh, đó là hiện tượng bình thường. Tủ càng lạnh thì độ ẩm càng cao, lớp tuyết đọng càng dày.

Lớp tuyết dày dẫn nhiệt kém, khiến cho hệ thống làm lạnh không thể hút nhiệt của thực phẩm và không khí trong tủ lạnh, do đó hiệu suất làm lạnh của tủ sẽ kém đi, tiêu thụ điện sẽ tăng lên. Do đó khi lớp tuyết dày từ 4-6 mm là phải xả tuyết. Có thể sử dụng các cách xả tuyết sau:

– Xả tuyết thủ công

– Xả tuyết bán thủ công

– Tự động xả tuyết

7. Kiểm tra tính năng bộ nén và bộ làm lạnh

Đầu tiên, để cho tủ lạnh đứng thật thăng bằng. Cắm điện cho tủ hoạt động, nếu tủ lạnh chạy êm tạp âm thấp hơn 45 đề xi ben, khi tủ lạnh đang hoạt động người đứng cạnh tủ 1m không nghe thấy tiếng động. Đồng thời dùng tay sờ lên phía nóc tủ chỉ thấy có độ rung nhè nhẹ. Còn nếu ta dùng mắt mà thấy tủ lạnh rung tức là chất lượng tủ lạnh quá kém.

Kiểm tra tính năng làm lạnh: Trong phòng nhiệt độ 300C, cho tủ lạnh trong trạng thái không chứa đồ, đóng cửa tủ, cho tủ hoạt động 30 phút rồi mở cửa tủ, dùng tay sờ vào bề mặt bộ bốc hơi có cảm giác tay bị đông lạnh, dính và ở trên, bộ đông lạnh phải có một lớp tuyết mỏng.

8. Tiêu thụ điện

Tủ lạnh là đồ dùng tiêu tốn tương đối nhiều điện trong gia đình, do đó vấn đề tiêu thụ điện của nó cần được quan tâm khi mua và khi dùng tủ lạnh cần chú ý mấy điểm sau:

– Kiểu tủ lạnh nén bằng điện cơ tốn ít điện nhất.

– Làm lạnh trực tiếp (có đọng tuyết) tốt ít điện hơn nhiều so với làm lạnh gián tiếp (không đọng tuyết).

– Cùng một kiểu, cùng quy cách thì loại tủ lạnh có bộ nén công suất nhỏ sẽ tốn ít điện hơn.

– Cửa tủ càng kín càng ít tốn điện.

Mẹo nhỏ khi đi mua tủ lạnh

Đi mua tủ lạnh – Nhớ mang đèn pin và nhiệt kế. Vì đèn pin và nhiệt kế là hai vật dụng đơn giản có thể giúp bạn kiểm tra chất lượng của chiếc tủ lạnh trước khi mua.

Trước hết, xem mặt ngoài  tủ lạnh có bằng phẳng, ngay ngắn không, sơn phun có bị tróc rụng, có chỗ nào bị nứt hay sứt không, có bi sửa tủ lạnh không.

Sau khi xem xét bên ngoài, bạn bật đèn pin điện thoại chiếu lần lượt vào các tầng của bộ phận làm hơi và buồng giữ lạnh. Khép cửa  tủ lạnh lại, kiểm tra xem có chỗ nào bị rò ánh sáng không, không có kẽ rò mới đạt yêu cầu.

Bật cho máy chạy, sau 5 phút thì mở  tủ lạnh ra, quan sát đèn chiếu sáng trong tủ có sáng hay không, nhiệt độ giảm xuống như thế nào, nếu máy tốt thì mức độ giảm nhiệt sẽ lớn.

Lưu ý: Trước khi mở máy, bạn cần điều chỉnh bộ phận khống chế nhiệt trong  tủ. Vào mùa hè, nên cho nhiệt độ thấp một chút.

Theo các nội dung tham khảo trên Bảo hành Khánh Hiền mong rằng bạn sẽ chọn được một chiếc  tủ lạnh tốt và ưng ý cho gia đình. Nếu có nhu cầu sửa chữa, bảo hành tủ lạnh hãy gọi ngay cho bảo hành Khánh Hiền theo thông tin liên hệ: 0229.3871126 – 0913.108300 – 0964.387111

>> Sửa chữa bảo hành bình nước nóng tại Ninh Bình

>> Sửa chữa đồ điện tử điện lạnh tại Ninh Bình  -> Xem bản đồ đường đi

Thông tin liên hệ:
  • Trung tâm bảo hành Khánh Hiền
  • Liên hệ: Phùng Tùng Khánh
  • ĐT: 0229.3871126 - 0913.108300 - 0964.387111
  • Email: phungthinh.khanhhien@gmail.com
  • Website: https://baohanhkhanhhien.com
Chúng tôi đang là trạm bảo hành cho hơn 40 hãng: Panasonic, Sharp, Toshiba, Mitsubishi, Hitachi, Philip, Casper, Kangaroo, Asanzo, Cocacola, Pepsi, Skyworth, Rindo, VTB, Tara, Supor, Hyundai, Imuzic, Genaral, Viettronics, Akino, Candy, Atlantic, Sonca-Anos, Negawa, Aosmith, Daichi, Darling, Datol, Erito, Fujiaire, Pensonic, KTV, Kido, Yuki ..
Thẻ tìm kiếm: